Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận - Vietnam highlights

7.2. Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận- FIATA (Fédération Internationale des Associatión de transitaires et Assimiles)
Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) thành lập năm 1926 là tổ chức giao nhận vận tải lớn nhất thế giới. FIATA là một tổ chức phi chính trị tự nguyện, là đại diện của 35.000 công ty giao nhận ở 130 nước trên thế giới. Thành viên của FIATA là hội viên chính thức (ordinary members) và hội viên hợp tác (associated member). Hội viên chính thức là Liên đoàn giao nhận của các nước, còn Hội viên hợp tác là các công ty giao nhận riêng lẻ Vietnam highlights.
FIATA được thừa nhận của các cơ quan Liên hiệp quốc như Hội đồng kinh tế x• hội LHQ (ECOSOC), Uỷ ban Châu Âu của Liên hiệp quốc (ECE), ESCAP...
FIATA cũng được các tổ chức liên quan đến buôn bán và vận tải như Phòng thương mại quốc tế, Hiệp hội vận chuyển Hàng không quốc tế (IATA), các tổ chức chuyên chở và chủ hàng... thừa nhận.
Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và tăng cường lợi ích của người Giao nhận trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, liên kết nghè nghiệp, tuyên truyền dịch vụ giao nhận,vận tải; xúc tiến quá trình đơn giản hoá và thống nhất chứng từ và các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ của hội viên; đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế, tăng cường các quan hệ phối hợp giữa  các tổ chức Giao nhận với chủ hàng và người chuyên chở. Phạm vi hoạt động của FIATA rất rộng, thông qua hoạt động cuả hàng loạt tiểu ban:
- Tiểu ban về các quan hệ x• hội.
- Tiểu ban nghiên cứu về kỹ thuật vận chuyển đường bộ, đường sắt , hàng không.
- Uỷ ban về vận tải đường biển và vận tải ĐPT.
- Tiểu ban luật pháp, chứng từ bảo hiểm.
- Tiểu ban về đào tạo nghề nghiệp.
- Uỷ ban về đơn giản hoá thủ tục mua bán.
- Tiểu ban về Hải quan...
Hiện nay nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đ• trở thành thành viên chính thức của FIATA.
7.3. Các Công ty Giao nhận quốc tế ở Việt nam.
Những năm 1960, các tổ chức giao nhận quốc tế ở Việt nam mang tính chất phân tán. Các đơn vị xuất nhập khẩu tự tổ chức chuyên chở hàng hoá của mình, vì vậy, các Cty xuất nhập khẩu đ• thành lập riêng phòng kho vận, chi nhánh XNK, trạm Giao nhận ở các cảng, ga liên vận đường sắt.
Để tập trung đầu mối quản lý chuyên môn hoá khâu vận tải giao nhận, năm 1970 Bộ Ngoại thương (nay là Bộ thương mại) đ• thành lập 2 tổ chức Giao nhận:
- Cục kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận Ngoại thương trụ sở tại Hải phòng.

Bảo hiểm trách nhiệm - Vietnam highlights

6.3.3. Bảo hiểm trách nhiệm "tột đỉnh" (Top up)
Theo loại bảo hiểm này, người Giao nhận phải chào khách hàng mua bảo hiểm “Top up” để bảo vệ trách nhiệm của người giao nhận vượt quá những giới hạn đ• nêu ra bằng cách trả thêm tiền cho người bảo hiểm hàng hoá phụ phí bảo hiểm. Mặc dù kiểu bảo hiểm này thuận lợi cho cả người Giao nhận và khách hàng Vietnam highlights, song dường như chỉ phổ biến ở những nước Châu Âu.
6.4.  Một số rủi ro không thể bảo hiểm được.
Có những rủi ro không thể bảo hiểm được như:
- Cố ý giao hàng không lấy vận đơn hoặc chứng từ sở hữu do thế lực của một người và bảo đảm của Ngân hàng.Trong trường hợp này, người Giao nhận chỉ còn cách khiếu nại đòi bồi thường với khách hàng chứ không phải người mua bảo hiểm.
- Phát hành vận đơn hoàn hảo cho hàng đ• bị tổn thất hoặc để lùi ngày lấy vận đơn khi có giấy bảo đảm của người xếp hàng.
- Cố ý khai sai về loại hàng hoặc khối lượng hàng với chủ tàu. Đây là những thủ đoạn gian trá không được người bảo hiểm bồi thường hậu quả.
- Không thu được cước phí vận chuyển cuả khách hàng. Đây là một rủi ro tín dụng mà người Giao nhận phải tự chịu, trừ khi người Giao nhận có bảo hiểm tín dụng hoặc giấy cam kết trả tiền cước vận chuyển.
7. Các tổ chức giao nhận trên thế giới và ở Việt Nam
7.1. Tổ chức các cơ quan giao nhận trên thế giới:
Ngay từ năm 1522, h•ng giao nhận đầu tiên trên thế giới đ• xuất hiện ở Baliley, Thuỵ Sĩ với tên gọi E.Vansai, h•ng này kinh doanh cả vận tải giao nhận và thu phí giao nhận rất cao, khoảng 1/3 trị giá của hàng hoá.
Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, Giao nhận được tách khỏi vận tải và buôn bán, dần dần trở thành một ngành kinh doanh độc lập. Đặc điểm chính của các tổ chức giao nhận thời kỳ này là:
- Hầu hết các tổ chức (h•ng, Cty) tư nhân.
- Đa số các h•ng kinh doanh giao nhận tổng hợp.
- Các h•ng thường kết hợp giữa giao nhận nội địa và quốc tế.
- Có sự chuyên môn hoá về giao nhận theo khu vực đại lý hoặc mặt hàng.
- Cạnh tranh gay gắt lẫn nhau.
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty giao nhận dẫn đến sự ra đời các Hiệp hội giao nhận trong phạm vi một cảng, một khu vực hay một nước. Trên phạm vi quốc tế hình thành các liên đoàn giao nhận.Ví dụ: Liên đoàn những người giao nhận Bỉ, Hàlan, Mỹ... đặc biệt “liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận” gọi tắt là FIATA.

Trách nhiệm đối với khách hàng Vietnam highlights

6.2.  Trách nhiệm của người giao nhận với tư cách là người uỷ thác.
Là người uỷ thác, người giao nhận phải chịu trách nhiệm không những đối với lỗi của bản thân mình và của người làm công cho mình mà cả đối với những người mà người giao nhận sử dụng làm các dịch vụ để thực hiện hợp đồng của người giao nhận với khách hàng của mình. Trách nhiệm của người giao nhận khi là người uỷ thác bao gồm tất cả những trách nhiệm được nêu ở phần 1; có thể tóm tắt như sau:
- Trách nhiệm đối với khách hàng Vietnam highlights:
  + Tổn thất vật chất về hàng hoá.
  + Lỗi lầm nghiệp vụ.
  + Giao hàng chậm.     
- Trách nhiệm đối với Hải quan
- Trách nhiệm đối với bên thứ ba
- Chi phí
Tuy nhiên trong trường hợp khiếu nại đối với tổn thất vật chất về hàng hoá có sự khác biệt nhỏ nếu người giao nhận hoạt động với tư cách là người uỷ thác.
Trong trường hợp này, người giao nhận chịu trách nhiệm đối với mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá xảy ra từ khi anh ta nhận hàng từ người giao hàng đến khi giao hàng cho người nhận. Thông thường người giao nhận đòi bồi thường người chuyên chở hoặc người ký hợp đồng tuỳ thuộc vào mối quan hệ hợp đồng với các bên đó.
6.3. Các loại bảo hiểm trách nhiệm
Đối với người Giao nhận có 3 loại bảo hiểm trách nhiệm:
6.3.1. Bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn
Trên cơ sở các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn qui định giới hạn trách nhiệm của người giao nhận, người giao nhận có quyền lựa chọn chỉ mua bảo hiểm trách nhiệm cho trách nhiệm hữu hạn đó.
Người giao nhận còn có quyền chấp nhận một mức miễn bồi thường cho người bảo hiểm và người Giao nhận phải tự bảo hiểm cho tổn thất dưới mức này. Mức miễn bồi thường ngày càng cao, phí bảo hiểm càng thấp, song có nguy cơ là người Giao nhận phải đối mặt với rất nhiều khiếu nại nhỏ gộp chung lại thành số tiền lớn không được người bảo hiểm bồi thường lại.
Người Giao nhận cũng có thể giảm chi phí bảo hiểm bằng cách hạ thấp giới hạn bảo hiểm của mình. Giới hạn này chỉ hợp lý khi nó căn cứ vào kinh nghiệm về những khiếu nại mà người giao nhận đ• gặp phải, song có nguy cơ là người giao nhận phải chịu những tổn thất nặng nề do bị khiếu nại lớn vượt quá giới hạn bảo hiểm trên.
6.3.2. Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đầy đủ
Người Giao nhận hoạt động trên cơ sở các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn đ• qui định giới hạn trách nhiệm của mình có quyền hoặc chỉ bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn như nói trên hoặc bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đầy đủ. Tuy nhiên đôi khi Toà án có thể bác bỏ các điều khoản trong điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn vì dựa trên các cơ sở khác cho rằng chúng không hợp lý hoặc không vững chắc cho nên tốt hơn hết là người Giao nhận bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đầy đủ.

Lỗi lầm về nghiệp vụ - Vietnam highlights

6.1.1. Trách nhiệm đối với khách hàng
a. Mất mát hư hỏng hàng hoá:
Phần lớn các khiếu nại thuộc loại này. Trong một số trường hợp các khiếu nại trên có thể bao gồm cả các yếu tố về tổn thất mà khách hàng phải chịu. Mặc dù những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn người giao nhận thường không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất gián tiếp hoặc hậu quả, song họ nên bảo hiểm cả những rủi ro đó.
b. Lỗi lầm về nghiệp vụ Vietnam highlights
Người giao nhận hoặc người làm công có thể phạm sai sót hoặc nhầm lẫn (theo ngôn ngữ bảo hiểm là “lỗi lầm sai sót” (errors and omissions) không phải do cố ý hoặc coi thường nhưng gây ra thiệt hại về tài chính cho khách hàng của mình.
Ví dụ:
- Giao hàng khác với chỉ dẫn.
- Quên không mua bảo hiểm cho hàng mặc dù đ• có sự chỉ dẫn.
- Sai sót trong khi làm thủ tục Hải quan gây nên chậm trể về hải quan hoặc gây tổn thất cho khách hàng.
- Chuyển hàng đến sai địa điểm.
- Không thực hiện sự cần mẫn hợp lý khi thay mặt khách hàng lựa chọn người chuyên chở, thủ kho hoặc đại lý khác.
- Giao hàng không lấy vận đơn.
- Tái xuất hàng mà không tuân theo những thủ tục cần thiết để xin hoàn thuế
- Không thông báo cho người nhận hàng.
- Giao hàng mà không thu được tiền của người nhận hàng.
- Giao hàng không đúng chủ.
- Những lỗi lầm sai sót trên của người giao nhận sẽ được bảo hiểm trách nhiệm sau khi điều tra sẽ chấp nhận khiếu nại.
c. Giao hàng chậm:
Người Giao nhận có giấy phép được tiến hành công việc khai báo Hải quan phải chịu trách nhiệm trước cơ quan Hải quan về sự tuân thủ những qui định Hải quan và sự khai báo đúng về số lượng, về tên hàng để Nhà nước không bị thất thu. Nếu vi phạm những qui định này người Giao nhận có thể phải chịu phạt mà tiền phạt đó không thu lại được của khách hàng
6.1.2. Trách nhiệm đói với bên thứ ba
Người giao nhận dễ bị bên thứ ba, chẳng hạn như cơ quan bốc xếp, cơ quan Cảng là những người có quan hệ đến hàng hoá trong quá trình chuyên chở khiếu nại.
Các khiếu nại này thường rơi vào 2 loại:
- Tổn thất về vật chất, về tài sản của bên thứ ba và hậu quả của tổn thất đó
- Người của bên thứ ba bị chết, bị thương hoặc đau ốm và hậu quả của việc đó.
6.1.3. Chi phí
Có nhiều loại chi phí mà người giao nhận phải chịu trong quá trình điều tra khiếu nại để bảo vệ quyền lợi cho người giao nhận và hạn chế tổn thất chẳng hạn như chi phí giám định, chi phí pháp lý và chi phí lưu kho. Trong những trường hợp nhất định thì những chi phí trên rất tốn kém, thậm chí nếu bản thân người giao nhận không chịu trách nhiệm thì cũng không thể được phía bên kia bồi hoàn lại tất cả những chi phí mà ngươi giao nhận đ• bỏ ra.

Việc miễn trừ hợp đồng - Vietnam highlights

4.2.3. Việc miễn trừ hợp đồng
Tuy nhiên trong việc hình thành những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, người giao nhận được hưởng một số miễn trừ trách nhiệm mà lẽ ra họ phải chịu. Trong luật tập tục, người giao nhận khi hoạt động như người chuyên chở là một người chuyên chở “công cộng” và phụ thuộc vào “trách nhiệm chặt chẽ”, nghi• là anh ta chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hoá do thiên tai hay do những nhân tố khác được miễn trừ trách nhiệm theo Vietnam highlights.
Trong thực tế người giao nhận nhận trách nhiệm chặt chẽ đó bằng cách qui định trong điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn rằng anh ta không phải là người “chuyên chở công cộng “.
5.  Quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan
5.1. Chính Phủ và các nhà đương cục khác
Trong lĩnh vực cơ quan, công sở, người giao nhận phải giao dịch với những cơ quan sau:
- Cơ quan Hải quan để khai báo hải quan
- Cơ quan Cảng để làm thủ tục thông cảng
- Ngân hàng T.Ư để được phép kết hối, ngoài ra Ngân hàng là đơn vị đứng ra bảo l•nh sẽ trả tiền cho người xuất khẩu và thực hiện thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu.
- Bộ y tế, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Bộ văn hoá thông tin... để xin giấy phép (nếu cần tuỳ theo từng mặt hàng)
- Cơ quan L•nh sự để xin giấy chứng nhận xuất xứ
- Cơ quan kiểm soát xuất nhập khẩu
- Cơ quan cấp giấy vận tải
5.2. Các bên tư nhân
Trong lĩnh vực tư nhân, người giao nhận phải giao dịch với các bên:
- Người chuyên chở hay các đaị lý khác như :
+ Chủ tàu
+ Người kinh dooanh vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không
+ Ngưòi kinh doanh vận tải thuỷ về mặt sắp xếp lịch trình và vận chuyển, lưu cước.
- Người giữ kho để lưu kho hàng hoá
- Người bảo hiểm để bảo hiểm cho hàng hoá
- Tổ chức đóng gói bao bì để đóng gói hàng hoá
- Ngân hàng thương mại để thực hiện tín dụng chứng từ
6.  Bảo hiểm trách nhiệm
Người Giao nhận dễ gặp rủi ro cả khi hoạt động với tư cách là đại lý và khi là ngưòi uỷ thác. Anh ta phải đảm đương các trách nhiệm tuỳ thuộc vào phạm vi các trách nhiệm mà anh ta làm.
6.1. Trách nhiệm của người Giao nhận với tư cách là đại lý
Là đại lý, người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm đối với những lỗi của bản thân mình hoặc lỗi của người làm công cho mình. Nói chung anh ta không chịu trách nhiệm đối với những hành động sai sót của bên thứ ba chẳng hạn như người chuyên chở, người giao nhận khác... miễn là ngưòi giao nhận có sự cần mẫn hợp lý khi lựa chọn bên thứ ba đó.

Vai trò người giao nhận - Vietnam highlights

Điều đó được thể hiện qua điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn (Standard Trading Condition) khi người giao nhận hoạt động với tư cách là đại lý trong việc thực hiện chức năng truyền thống của Vietnam highlights như: lưu cước, lo vận chuyển và khai báo Hải quan...
4.2.2. Khi người giao nhận là người uỷ thác, người chuyên chở.
Là người uỷ thác, người giao nhận là một bên ký hợp đồng độc lập nhận trách nhiệm với danh nghĩa của mình thực hiện dịch vụ do khách hàng yêu cầu.
Anh ta chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất của người chuyên chở và người nhận lại dịch vụ giao nhận... mà anh ta sử dụng để thực hiện hợp đồng. Nói chung anh ta thương lượng giá dịch vụ với khách hàng chứ không phải là nhận lại hoa hồng. Ví dụ: Khi người giao nhận gom hàng, làm dịch vụ vận tải đa phương thức hay khi anh ta đảm nhận vận tải hộ và tự vận chuyển hàng hoá thì đó là anh ta đảm nhận vai trò của người uỷ thác. Là người uỷ thác trách nhiệm đối với bên thứ ba, quyền hạn về giới hạn trách nhiệm và quyền thực hiện việc giữ hàng cũng giống như khi anh ta đóng vai trò làm đại lý
Khi người giao nhận đảm nhận vai trò của người uỷ thác để làm dịch vụ vận tải đa phương thức thì điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nói chung không áp dụng.
Vì không có công ước quốc tế được áp dụng nên hợp đồng vận tải liên hợp thường do những qui tắc của Phòng thương mại quốc tế điều chỉnh gọi là:”những qui tắc thống nhất của ICC về một chứng từ thống nhất trong vận tải liên hợp”
Tuy nhiên nếu người giao nhận không chịu trách nhiệm và những hư hỏng mất mát của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ thác.
- Khách hàng đóng gói và kẻ ký m• hiệu không phù hợp.
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (Performing carrier) mà còn trong trường hợp anh ta bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối... thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người Giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện và người cuả mình, hoặc người giao nhận đ• cam kết rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.

Điều kiện kinh doanh chuẩn - Vietnam highlights

Tuy nhiên sự khác nhau nẩy sinh ở các nước có luật dân sự là loại trách nhiệm về việc thực hiện đúng đắn hợp đồng vận tải đ• ký kết, về phương diện này, người Giao nhận thường được thực sự coi như Vietnam highlights. Về trách nhiệm nảy sinh trong việc vận tải thực sự, luật của Pháp cho phép chủ hàng kiện người giao nhận hoặc người chuyên chở, ở một số nước khác có luật dân sự như CHLB Đức thì địa vị pháp lý này hoàn toàn khác ở chỗ người Giao nhận không chịu trách nhiệm về thực hiện đúng đắn hợp đồng vận tải, trừ khi anh ta thực hiện hợp đồng đó.
4.1.3. Điều kiện kinh doanh chuẩn.
ở một số nước đ• thông qua điều kiện kinh doanh chuẩn nói chung giải thích rõ ràng các nghĩa vụ theo hợp đồng của người Giao nhận đói với khách hàng của anh ta nói riêng và là quyền hạn và trách nhiệm cũng như quyền bảo vệ anh ta.
Những điều kiện này thường được hình thành phù hợp với tập quán thương mại hay thể chế pháp lý hiện hành ở từng nước. ở một số nước những điều kiện này được dựa theo mẫu của FIATA soạn thảo.
Việc đề ra những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn là một trong những phương tiện chủ yếu nhằm nâng cao và duy trì những tiêu chuẩn nghề nghiệp của công nghiệp giao nhận, các hiệp hội quốc gia cần dành sự quan tâm đặc biệt cho công việc đó.
ở những nước chưa có điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thì hợp đồng giữa người giao nhận và khách hàng qui định quyền hạn, nhiệm vụ và trấch nhiệm của mỗi bên.
Mặc dù điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn giữa các nước có khác nhau nhưng người Giao nhận phải:
Tiến hành chăm sóc chu đáo hàng hoá được uỷ thác.
Thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề có liên quan đế vận tải hàng hoá đó
Người giao nhận không tự mình cam kết một ngày giao hàng nhất định tại điểm đến và thường có quyền giữ hàng khi khách hàng của mình không thanh toán cước phí.
4.2.  Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận
4.2.1. Khi người giao nhận là đại lý
Người giao nhận hoạt động với danh nghĩa đại lý phải chịu trách nhiệm do lỗi của bản thân mình hay lỗi của người làm thuê cho mình
Ví dụ:
- Giao hàng trái với chỉ dẫn
- Quên mua bảo hiểm mặc dù đ• có chỉ thị
- Lỗi lầm khi làm thủ tục hải quan
- Gửi hàng sai địa chỉ,chở hàng sai đến nơi qui định
- Tái xuất không làm thủ tục xin hoàn lại thuế
- Giao hàng mà không thu tiền của người nhận hàng...
Người giao nhận cũng bị bên thứ ba khiếu nại về bất cứ hư hỏng hay mất mát hàng hoá hay tổn hại cá nhân mà anh ta gây cho họ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên người giao nhận thường không nhận trách nhiệm về mình những hành vi hay sơ suất của bên thứ ba như: người chuyên chở, người nhận lại dịch vụ giao nhận... miễn là anh ta đ• biểu hiện đầy đủ sự quan tâm chu đáo trong việc lựa chọn bên thứ ba đó.

Người kinh doanh vận tải - Vietnam highlights

3.6. "Người kinh doanh vận tải đa phương thức"(MTO)
Trong trường hợp người Giao nhận cung cấp dịch vụ Vietnam highlights vận tải đi suốt (hoặc còn gọi là vận tải từ cửa đến cửa) thì người Giao nhận đ• đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO). MTO cũng là người chuyên chở và chịu trách nhiệm đối với hàng hoá trước chủ hàng.
Người Giao nhận còn được coi là “Kiến trúc sư của vận tải” (Architect of Transport), vì người Giao nhận có khả năng tổ chức quá trình vận tải một cách tốt nhất và tiết kiệm nhất.
4. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người Giao nhận.
4.1. Địa vị pháp lý của người Giao nhận
4.1.1. Các nước dùng Luật tập tục
   Do thiếu luật lệ quốc tế về lĩnh vực giao nhận, địa vị pháp lý của người kinh doanh cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào chế đọ pháp luật hiện hành ở từng nước, nói chung ở những nước có luật tập tục, địa vị đó dựa trên khái niệm về địa lý.
Người Giao nhận là đại lý của người uỷ thác (tức là người gửi hàng hay người nhận hàng) trong việc tu xếp hàng hoá vận chuyển và anh ta phụ thuộc vào những qui tắc truyền thống về địa lý như việc phải chăm sóc chu đáo khi thực hiện nhiệm vụ của mình, phải trung thực với người uỷ thác, phải tuân theo nhẽng chỉ dẫn hợp lý và phải có khả năng tính toán cho toàn bộ quá trình giao dịch
Khi hoạt động với tư cách là đại lý anh ta được lợi dụng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp với vai trò của một đại lý. Nhưng nếu anh ta đảm nhận vai trò của một người uỷ thác và ký một hợp đồng đảm nhận trách nhiệm về mình thì không được hưởng quyền lợi đó.
Trong trường hợp này anh ta chịu trách nhiệm thực hiện thoả đáng toàn bộ quá trình vận tải kể cả khi hàng hoá nằm trong tay người chuyên chở và các đại lý khác mà anh ta sử dụng.
Tuy vậy trong thực tế vị trí thường khác biệt tuỳ theo loại dịch vụ mà người Giao nhận đảm nhiệm. Chẳng hạn như khi người Giao nhận chịu trách nhiệm vận tải toàn bộ, tự mình vận chuyển hàng hoá, anh ta đảm nhận vai trò của người uỷ thác vận chuyển, nhưng nếu anh ta có một đại lý phụ mà khách hàng của anh ta biết và đồng ý chỉ định thì anh ta giữ nguyên địa vị đại lý của mình. Nhưng đến khi người Giao nhận làm dịch vụ gom hàng và cấp vận đơn riêng của mình thì anh ta trở thành người uỷ thác.
4.1.2. ở các nước có luật dân sự.
Thông thường những người Giao nhận ở những nước đó lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người uỷ thác.