Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận - Vietnam highlights

7.2. Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận- FIATA (Fédération Internationale des Associatión de transitaires et Assimiles)
Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) thành lập năm 1926 là tổ chức giao nhận vận tải lớn nhất thế giới. FIATA là một tổ chức phi chính trị tự nguyện, là đại diện của 35.000 công ty giao nhận ở 130 nước trên thế giới. Thành viên của FIATA là hội viên chính thức (ordinary members) và hội viên hợp tác (associated member). Hội viên chính thức là Liên đoàn giao nhận của các nước, còn Hội viên hợp tác là các công ty giao nhận riêng lẻ Vietnam highlights.
FIATA được thừa nhận của các cơ quan Liên hiệp quốc như Hội đồng kinh tế x• hội LHQ (ECOSOC), Uỷ ban Châu Âu của Liên hiệp quốc (ECE), ESCAP...
FIATA cũng được các tổ chức liên quan đến buôn bán và vận tải như Phòng thương mại quốc tế, Hiệp hội vận chuyển Hàng không quốc tế (IATA), các tổ chức chuyên chở và chủ hàng... thừa nhận.
Mục tiêu chính của FIATA là bảo vệ và tăng cường lợi ích của người Giao nhận trên phạm vi quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận, liên kết nghè nghiệp, tuyên truyền dịch vụ giao nhận,vận tải; xúc tiến quá trình đơn giản hoá và thống nhất chứng từ và các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ của hội viên; đào tạo nghiệp vụ ở trình độ quốc tế, tăng cường các quan hệ phối hợp giữa  các tổ chức Giao nhận với chủ hàng và người chuyên chở. Phạm vi hoạt động của FIATA rất rộng, thông qua hoạt động cuả hàng loạt tiểu ban:
- Tiểu ban về các quan hệ x• hội.
- Tiểu ban nghiên cứu về kỹ thuật vận chuyển đường bộ, đường sắt , hàng không.
- Uỷ ban về vận tải đường biển và vận tải ĐPT.
- Tiểu ban luật pháp, chứng từ bảo hiểm.
- Tiểu ban về đào tạo nghề nghiệp.
- Uỷ ban về đơn giản hoá thủ tục mua bán.
- Tiểu ban về Hải quan...
Hiện nay nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đ• trở thành thành viên chính thức của FIATA.
7.3. Các Công ty Giao nhận quốc tế ở Việt nam.
Những năm 1960, các tổ chức giao nhận quốc tế ở Việt nam mang tính chất phân tán. Các đơn vị xuất nhập khẩu tự tổ chức chuyên chở hàng hoá của mình, vì vậy, các Cty xuất nhập khẩu đ• thành lập riêng phòng kho vận, chi nhánh XNK, trạm Giao nhận ở các cảng, ga liên vận đường sắt.
Để tập trung đầu mối quản lý chuyên môn hoá khâu vận tải giao nhận, năm 1970 Bộ Ngoại thương (nay là Bộ thương mại) đ• thành lập 2 tổ chức Giao nhận:
- Cục kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận Ngoại thương trụ sở tại Hải phòng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét