Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Phát triển khách sạn tại Vietnam highlights

2.1.2. Tình hình phát triển các ngành chuyên môn hóa trong du lịch:

2.1.2.1. Tình hình phát triển ngành kinh doanh lữ hành:

2.1.2.1.a. Thành phố Đà Nẵng:

So với trước đây đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào việc kinh doanh lữ hành nói chung cũng như lữ hành quốc tế nói riêng. Hiện nay, tại Đà Nẵng có 43 đơn vị kinh doanh lữ hành, 10 văn phòng đại diện và 33 chi nhánh của các công ty du lịch, các trung tâm lữ hành trên cả nước đóng tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chưa tự mình thu hút được khách mà chỉ làm chức năng vận chuyển khách là chủ yếu và cũng chưa nghĩ đến chuyện liên kết lại với nhau để có tiềm lực lớn hơn trong việc cạnh tranh trên trường quốc tế.

2.1.2.1.b. Tỉnh Quảng Nam:

Kinh doanh lữ hành tại Quảng Nam trong thời gian qua có nhiều khởi sắc song chưa có sự phát triển mạnh như ở Đà Nẵng và sự tập trung các doanh nghiệp lữ hành, các trung tâm du lịch còn khá hạn chế. Tính đến nay, tổng số các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh là 14 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 3 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 9 đơn vị khinh doanh lữ hành nội địa, và có 2 chi nhánh lữ hành quốc tế. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, cũng như ở Đà Nẵng các doanh nghiệp chỉ hoạt động vận chuyển khách là chính, các chương trình chủ yếu phục vụ khách lẻ và còn quá đơn giản, chưa tạo những ấn tượng đặc sắc cho du khách. Hiện tượng cạnh tranh mãnh liệt về giá và giành giật khách còn diễn ra khá phổ biến giữa các doanh nghiệp.

2.1.2.2. Tình hình phát triển ngành kinh doanh khách sạn:

2.1.2.2.a. Thành phố Đà Nẵng:

Bảng 2.1.2.2.a: Tình hình phát triển khách sạn tại Vietnam highlights 1996 - 2003

Chỉ tiêu

1996

2000

2003

Cs

lt (cái)

Phòng (cái)

Cslt

Phòng

Cslt

Phòng

SL (cái)

Tđpt (%)

SL (cái)

Tđpt (%)

SL (cái)

Tđpt (%)

SL (cái)

Tđpt (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

TSố

33

1.480

66

200,0

2.318

156,62

71

107,6

2.394

161,76

3-5 sao

2

130

8

400,0

630

484,62

8

100,0

630

484,62

1-2 sao

13

610

22

169,2

850

139,34

25

113,6

890

145,90

Đạt TC

18

740

36

200,0

838

113,24

38

105,6

874

118,11

Nguồn: Đại diện văn phòng TCDL tại miền Trung

Số lượng cơ sở lưu trú tại Vietnam highlights1996 - 2003 tăng đáng kể.

Giai đoạn 1996-2000, số cơ sở lưu trú tăng gấp 2 lần đạt mức tăng trưởng 100%, trong đó số phòng tăng 59,3%. Sự tăng nhanh về số lượng cơ sở lưu trú và số lượng phòng trong giai đoạn này là do du lịch thành phố đang có nhiều khởi sắc, đồng thời thành phố tham gia vào việc thực hiện Nghị định 45/CP của Chính Phủ và Nghị quyết 317/TTG của Thủ tướng Chính Phủ về việc chuyển nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh khách sạn du lịch. Mặt khác, đây là thời kỳ các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ kéo theo sự ra đời của hàng loạt các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ. Giai đoạn 2000-2003, số lượng cơ sở lưu trú tiếp tục tăng nhưng không đáng kể, quy mô bình quân của khách sạn năm 2003 đạt xấp xỉ 33 phòng.

Cùng với sự gia tăng về số lượng Tours in Vietnam, chất lượng phòng ngủ ngày càng được nâng lên theo từng thời kỳ. Tỷ trọng buồng ngủ có chất lượng cao ngày càng nhiều, cụ thể như sau:

w Tỷ trọng phòng ngủ đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao năm 1996 là 8,78%, năm 2000 là 27,17% và năm 2003 là 26,32%.

w Tỷ trọng phòng ngủ đạt tiêu chuẩn từ 1-2 sao năm 1996 là 41,22%, năm 2000 là 36,67% và năm 2003 là 37,18%.

Tuy nhiên vẫn chưa có một tổ chức nào để liên kết, xâu chuỗi các khách sạn này lại. Vấn đề cạnh tranh về giá diễn ra khá gây gắt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét