2.3.2. Phố cổ Hội An:
Hội An là di sản văn hoá thế giới thứ hai của tỉnh Quảng Nam, nằm cách Đà Nẵng khoảng chừng 25km. Nơi đây được bảo tồn khá hoàn hảo về Vietnam highlights truyền thống và là nơi lưu giữ nhiều công trình kiến trúc thể hiện quá trình phát triển, giao lưu văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Ban Nha… từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX.
Ngoài hình ảnh chiếc cầu Nhật Bản được coi là biểu tượng của Hội An, một minh chứng cho mối quan hệ Việt - Nhật vào thế kỉ XVII còn duy nhất tại Việt Nam, Hội An còn chứa đựng trong đó một kho di sản văn hoá, lịch sử vô giá với 160 ngôi nhà cổ, 5 hợp quán, 20 giếng cổ cùng một số lượng lớn các chùa, cầu, miếu, đình,… liên quan đến tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của người Hoa, người Nhật.
Đây là khu đô thị có giá trị lớn, có sức thu hút khách du lịch Vietnam highlights cao, đại bộ phận khách du lịch đến Quảng Nam đều viếng thăm đô thị cổ Hội An.
2.3.3. Viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm:
Viện Cổ Chàm nằm tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, được xây dựng trong vòng 20 năm (1915-1935) theo mô-típ Chăm-Pa dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn đông bác cổ Pháp. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc tại bảo tàng có nguồn gốc từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Komtum. Đây là những tác phẩm nguyên bản thể hiện trên chất liệu sa thạch, đất nung và có niên đại từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ thứ XV, thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau và có tính nối tiếp theo đại như phong cách Mỹ Sơn E1, Đồng Dương, Chánh Lộ, Tháp Mẫn.
Loại hình điêu khắc gồm có: tượng, đài thờ, vật trang trí. Các tượng liên quan đến các thần Ấn Độ giáo thời kì Vê Đa như thần Sấn Sét Indra, thần Siva, thần Brama, thần Skanda, thần Ganesa, Laksmi,Sarasvati, Uma, tượng vũ nữ Apsara, thần hộ pháp…Tất cả thể hiện sức sống mãnh liệt của nền văn hoá Chăm - Pa một thời phát triển rực rỡ ở miền Trung trong nhiều thế kỉ qua.
2.3.4. Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn nằm giữa sông Hàn và biển Đông gồm 6 ngọn núi vây thành một cụm. Đó là Thuỷ Sơn (lớn nhất), Mộc Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn, và hai ngọn núi nhỏ nằm kề sát nhau có tên Dương Hoả Sơn và Âm Hoả Sơn. Đã từ lâu người dân nơi đây quen gọi là Hòn Non Nước. Tours in Vietnam, đá xếp thành bậc dẫn đến chùa Tam Thái ở lưng chừng núi, thờ Phật Di Lặc và 18 vị La Hán. Sau lưng chùa có hang động lớn nhất của Ngũ Hành Sơn có tên gọi là động Huyền Không. Cách đây 10 thế kỉ, động Huyền Không thờ thần Ấn Độ giáo, sau đó là Phật giáo. Ở ngoài động, có tượng Phật bà Quan Âm cao 4m, động trong thờ Phật Thích Ca. Từ chùa Tam Thái sang phía Đông còn có nhiều hang động nhỏ. Chân núi Ngũ Hành Sơn, nơi các nghệ nhân điêu khắc đá tinh xảo, nổi tiếng từ lâu góp phần làm tăng vẻ đẹp kỳ vĩ của Ngũ Hành Sơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét